Những điều kiêng kỵ trong tết Hàn Thực của người Việt

Tết Hàn Thực từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt, cùng với tết Thanh Minh, là những dịp đặc biệt trong năm để tỏ lòng thành kính tổ tiên.

Tết Hàn Thực từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt, cùng với tết Thanh Minh, là những dịp đặc biệt trong năm để tỏ lòng thành kính tổ tiên.

Truyền thống ăn tết Hàn Thực của người Việt

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi sang tới nước ta tết Hàn Thực đã được thay đổi cho phù hợp với phong tục của người Việt. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, khi sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Để đánh dấu giai đoạn chuyển mình này của vạn vật, vào ngày 3/3 âm lịch, người dân làm bánh trôi, bánh chay – những món ăn mang hương vị của đất trời - để cúng tế đất trời, tổ tiên.

 

Làm bánh trôi ngày tết

Người Việt đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa gợi nhắc tới cội nguồn của dân tộc, tới sự tích bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vì vậy cứ đến ngày mùng 3/3 âm lịch là người ta lại sửa soạn mâm cúng bánh trôi - bánh chay dâng lên tổ tiên. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu về đâu, cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ, ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

 

bánh trôi - bánh chay

Trong tết Hàn Thực, người Việt thường làm hai món bánh truyền thống để cúng tổ tiên, nhà nào thờ Phật thì sắm sửa lễ cả ban thờ Phật, có nơi còn cúng thành hoàng để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ. Nói về mâm cúng Hàn Thực, người ta thường đặt lên mâm 1, 3 hoặc 5 đĩa bánh trôi, bánh chay, bởi cha ông ta quan niệm số lẻ mang năng lượng dương, đem đến nhiều điều tốt lành. Chẳng vậy mà khi thắp hương người ta cũng đều thắp số nén hương lẻ, không thắp số nén hương chẵn bao giờ.

Những điều kiêng kỵ trong ngày tết Hàn Thực

Ở nơi khởi nguồn của ngày tết Hàn Thực, người Trung Quốc dành ra 3 ngày, từ ngày mùng ba đến ngày mùng năm tháng ba âm lịch để tưởng nhớ tới công lao của tổ tiên, của những người đi trước. Vào ngày này, người Trung Quốc không nấu bếp lửa, chỉ ăn những món ăn nguội đã được chuẩn bị từ trước.

Tết Hàn Thực trong văn hóa Việt có nhiều điểm khác biệt, người Việt chỉ ăn tết Hàn Thực trong ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, họ không kiêng đốt lửa, nhưng kiêng ăn mặn với hàm ý tránh sát sinh. Ngoài ra người ta còn quan niệm rằng “trần sao âm vậy”, người thân thích sau khi qua đời thì vong linh của họ vẫn còn tồn tại theo sát người thân ở trên trần gian. Bởi thế, việc di chuyển nhà cửa cũng có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất, nên hạn chế việc chuyển nhà.

Tin liên quan

ƯU ĐÃI DUY NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY 8/3

ƯU ĐÃI DUY NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY 8/3

RINH TÀI LỘC - TRAO BÌNH AN, NHẬN NGAY LỘC VÀNG

RINH TÀI LỘC - TRAO BÌNH AN, NHẬN NGAY LỘC VÀNG

KHAI XUÂN NHƯ Ý - TẶNG SÁCH TRÂN QUÝ

KHAI XUÂN NHƯ Ý - TẶNG SÁCH TRÂN QUÝ

[🎂] SINH NHẬT RỘN RÀNG - NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG [🎂]

[🎂] SINH NHẬT RỘN RÀNG - NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG [🎂]

CHÀO ĐÓN GIÁNG SINH - LINH ĐÌNH QUÀ TẶNG

CHÀO ĐÓN GIÁNG SINH - LINH ĐÌNH QUÀ TẶNG

BLACK FRIDAY BÙNG NỔ - SIÊU SỐC 35%

BLACK FRIDAY BÙNG NỔ - SIÊU SỐC 35%

MIXI TRI ÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

MIXI TRI ÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

MIXI t𝒐̂𝒏 𝒗𝒊𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖̣ 𝒏𝒖̛̃ 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝟐0/1𝟎

MIXI t𝒐̂𝒏 𝒗𝒊𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖̣ 𝒏𝒖̛̃ 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝟐0/1𝟎

Đóng