Có nên đốt đá để kiểm tra thật giả?

Sau khi bị chất vấn bởi khách hàng về phương pháp kiểm tra đá thật đá giả bằng cách đốt đá, phong thủy Mixi đã hỏi diễn đàn chơi đá và mua bán đá.

Câu hỏi: Có nên đốt đá để kiểm tra thật giả không?

Trả lời: Không nên.

 

Theo kiến thức bản thân. Tôi được biết thì các loại đá sử dụng làm trang sức cũng như làm cảnh đều có cấu tạo hóa học là ĐÁ… nôm na là một vật chất gần giống thủy tinh nhưng phần lớn là do thiên nhiên tạo ra.

Kiến thức vật lý và hóa học cấp 2 cho tôi biết rằng các vật chất đều nóng chảy ở nhiệt độ cao và đông cứng ở nhiệt độ thấp. Đá cũng như thế mà thôi. Nếu bạn đốt trong vòng 5 phút thì có lẽ đá chưa đủ nóng chảy nhưng nhựa thì chảy và thủy tinh thì nứt vỡ nhanh hơn so với đá. Tuy nhiên đá lại có nhiều tạp chất hơn thủy tinh nên có lẽ với nhiệt độ co giãn khác nhau thì nó cũng bị nứt vỡ mà thôi.

Vì vậy thiết nghĩ việc đốt đá vài giây để kiểm tra nếu là nhựa thì còn được chứ nếu đốt lâu hơn có lẽ không những hỏng mất viên đá có giá tri mà không chừng còn có thể làm tổn thương đến cơ thể (trường hợp tạp chất có thể nổ, hoặc đá nóng gây bỏng).

Và còn nữa, đá phong thủy thường mang những ý nghĩa tâm linh riêng của từng loại, việc đốt đá cũng có thể ảnh hưởng đến những yếu tố tâm linh đó.

Còn về vấn đề chuyên ngành thì mời các bạn đọc phần sau, ý kiến của các chuyên gia.

Lời khuyên khi mua đá

Phong thủy Mixi cũng có lời khuyên cho quý khách là hãy mua hàng tại một địa điểm uy tín. Có rất nhiều cửa hàng đá tại Hà Nội và HCM bán hàng uy tín đúng chất. Đặc biệt là tại shop đá phong thủy tại Hà Nội có chính sách bảo hành về đảm bảo chất lượng, chính sách đổi hàng, trả hàng và chỉnh sửa hàng cho khách. Nếu hàng không đảm bảo đúng chất liệu như đã bán thì cửa hàng sẽ hoàn trả 100% số tiền của quý khách.

Khi có nghi vấn về viên đá mình đang sở hữu thì có 2 lựa chọn như sau:

 Lựa chọn an toàn nhất và chắc chắn nhất là mang đá đi kiểm định bở cơ quan chức năng.

Nếu không kiểm định được do giá thành hoặc vì lý do nào khác bạn hãy hỏi một chuyên gia thân quen.

Còn nếu quý khách vẫn muốn đốt đá thì cũng mong hãy chuẩn bị kỹ để tránh điều đáng tiếc xảy ra. Hãy đừng vội kết luận gì khi chưa có kiểm định hoặc nhận xét của chuyên gia, kẻo oan uổng cho người bán.

Ý kiến của chuyên gia

Chú LinhTinh:

Trước hết xin khẳng định với bạn như sau : kiểm định đá bằng phương pháp đốt là một điều bậy bạ, các phương pháp giám định đá không hề có việc đốt để xác định, người ta chỉ đốt đá để xử lý màu, độ trong và lấp vết nứt nhưng cũng chỉ có vài lọai đá mà thôi.

Các vấn đề bạn đưa ra là

– Đốt đá có kiểm tra được thật giả hay không?

Đốt đá không không kiểm tra được đá thật đá giả mà chỉ biết được thứ đá ta đốt có phải bằng các lọai polymer(nhựa tổng hợp) hay không.

– Tại sao?

Nếu viên “đá” bị chảy ra thì khẳng định ngay”bằng nhựa”, còn viên “đá” không chảy hoặc không có than thì cũng chưa chắc là đá vì các lọai đá giả hiện nay hầu hết là có gốc từ thủy tinh nên không thể cháy hay chảy được khi đốt bình thường, còn khi đốt trong lò kỹ thuật cao vài nghìn độ thì đá gì cũng chảy vì vậy không thể đốt để kiểm định đá thật hay giả mà chỉ biết được thứ ta đốt có là “nhựa” hay không, vậy thôi. Tức là phương pháp đốt thế này chính xác là kiểm định ‘Nhựa” chứ không phải kiểm định “đá”.

– Có nguy hại gì không?

Phần này tôi nói hơi xa một chút.

Thạch anh vàng(citrin) tuy không được mệnh danh là vua như thạch anh tím(amethys) nhưng hiếm hơn rất nhiều và lọai thiên nhiên thì rất đắt, vì thế người ta thường đốt thạch anh khói(smoky) hoặc tím ở nhiết độ khoảng 300-400 độ để có được citrin, nhưng đốt như thế nào? đại khái là phải có tốc độ gia nhiệt, thời gian giữ đá ở nhiệt độ tối đa và tốc độ giảm nhiêt. Cả quy trỉnh mất gần 100 giờ ở đây chú chỉ nói vì sao phải có tốc độ tăng và giảm nhiệt. Vì khi tăng hoặc giảm nhiệt nhanh thì do sự dãn nở khi tăng và co rút khi giảm nhiệt của đá sẽ tạo ra sức căng chênh lệch ở bên ngòai và bên trong viên dá sẽ lảm viên đá bị nứt thậm chí là vỡ vụn, hết xài vì vậy người ta phải có tốc độ tăng và giảm nhiệt thật chậm để hạn chế sự chênh lệch sức căng này tức là hạn chế phế phẩm sau khi xử lý nhiệt vì vậy cháu cũng thấy rằng các cây citrin bị nứt rất nhiều và không còn lớp da tự nhiên của tinh thể nữa. có thiết bị và quy trình hẳn hòi mà còn vậy huống hồ là bật quẹt ga hay đèn khò mà xịt thẳng vào đá để thử. các lọai đá bán quý thì khả dĩ còn chấp nhận được, nếu là đá quý như xòan, emeral, ruby, saphir… thử kiểu này là sạt nghiệp. Các lọai đá trong công thức hóa học có ngậm nước như charoite, opal quý … thì hòan tòan kỵ lửa ví dụ opal quý có công thức SiO2n(H2O) chỉ cần nhiệt cỡ 100 độ thì mất vĩnh viễn hiệu ứng lóe màu do nước trong phân tử bốc hơi hết, coi như vứt, mà opal quý thì đâu có rẻ chút nào phải không.

Chú Ninh Hữu Hiệp

Xin ACE phải chịu khó trở về một số kiến thức cơ bản về khoáng vật và cách phân loại khoáng vật:

Ta chia các loại khoáng vật ra mấy nhóm sau:

Nhóm 1: Nguyên tố tự nhiên như: Đồng, vàng, Lưu huỳnh, Kim cương…

Nhóm 2: Sun phua và các hợp chất của nó.

Nhóm 3: Oxít và hydroxit

Nhóm 4 Các muối oxít như Silicate, Cacbonate, Sunfat…

Tuy nhiên, để khách quan, Hiệp xin phép không xem xét bài viết trên có đúng hay sai, thiếu hay đủ mà chỉ đưa ra những ý kiến của mình về việc nhận biết và giám định đá quý nói chung khoáng vật nói riêng, nhưng nhờ đó sẽ giúp chúng ta có thêm thông tin để nhận biết đá quý và cách xử lý tình huống.

Ta xem ví dụ minh họa sau đây:

Ông bà ta có câu “Thử Vàng bằng lửa”. Khi vàng được nung nóng đến 700độ C với ngọn lửa đèn khò chúng sẽ nóng chảy và khi để nguội chúng sẽ định hình trở lại, điều quan trọng là tùy theo độ tinh chất mà vàng sẽ có màu khác nhau sau khi nguội, nếu tinh chất 99,9% chúng sẽ sáng như cũ, nếu có kim loại sắt chúng sẽ rỗ bề mặt, nếu có bạc chúng sẽ trắng hơn và nếu có lẩn đồng chúng sẽ ửng đỏ…Vì một số loại khoáng vật thành tạo dưới điều kiện nhiệt độ cao nên một số loại tinh khoáng (khoáng vật tinh chất-tinh khiết 99,9%) cũng có thể chịu lửa như ruby, sapphire (thuộc nhóm 3 Oxít và hydroxit) nhớ là loại Ruby thấu quang để mài faced… (chú ý tôi chỉ nói một số và chỉ chịu được ở một nhiệt độ nhất định nào đó, trên nhiệt độ đó chúng sẽ biến chất…). Nhưng cũng Ruby đó nếu chúng không tinh chất – không thấu quang như các loại đá để mài cabochon, mặt dây chuyền (có lẩn tạp chất) thì tính chịu lửa không được như ban đầu, giảm đi rất nhiều tùy vào lượng và loại tạp chất lẩn vào, chưa nói đến nếu gặp những viên đá có sẵn đường răng đá chúng sẽ rất dễ tách vỡ, biến đổi màu sắc… khi gặp nhiệt độ cho dù nó vẫn là đá thiên nhiên 100%.

Trước đây, Hiệp cũng có 1 bài viết nói về đá cẩm thạch có màu xanh lý, đậu…Trên thị trường hay gọi là cẩm thạch A, B, C thực chất của nó là: Cẩm thạch A là cẩm thạch thiên nhiên không bê keo (vô keo) hay vô màu – nhuộm màu, loại B cũng là thiên nhiên nhưng chất lượng kém nứt nẻ không màu để xử lý người ta bê keo và màu để có màu xanh hấp dẫn, loại C gần như là bột đá trộn keo và màu để ép ra miếng, Việt nam nhập về cắt ra làm mặt dây chuyền… Để phân biệt bằng mắt thường thì những người mua bán lâu năm dễ nhận ra, nhưng nếu bạn mới làm quen thì rất dễ nhầm lẫn bởi đá có nhiều hơn các loại A,B,C như trên nên dân giám định chỉ có phân loại là : Loại thứ nhất là Thiên nhiên hoàn toàn, Loại thứ hai là đá có xử lý vô màu và vô keo (đá có xử lý màu, bê keo). Có thể dùng kính quang phổ để nhận biết cẩm thạch vô màu hay thiên nhiên.

Cách giám định là việc đối chứng chỉ số của viên đá thử và so với chỉ số mẫu ứng với : Tỉ trọng, độ cứng, ánh, quang phổ hay phổ hấp thụ, chiết suất hay lưỡng chiết suất, phát quang, trục quang học…tất nhiên phải đúng hơn là chỉ so sánh một hay hai chỉ số rồi. Quan điểm riêng của tôi nếu bạn mới làm quen thì cách tốt nhất là dùng đá quý có giấy giám định hoặc mua ở chỗ mà bạn có thể đặt lòng tin. Đã là đá thiên nhiên thì đi đâu giám định cũng vẫn là thiên nhiên. Trong SG lẫn HN có nhiều công ty giám định như SJC, Sacombank… mọc như nấm. Giấy chứng nhận ghi tiếng Việt rõ ràng, họ có thể giám định hầu hết tất cả các loại đá quý hiện đang lưu hành trên thị trường vì trong phòng giám định có đầy đủ các thiết bị cần thiết để giám định.

Ngày càng tiến bộ, hiện nay có rất nhiều đá nhân tạo, đá nhái có những đặt tính giống hệt với đá thiên nhiên. Tuy vậy, dân giám định càng chịu khó cập nhật, để vượt qua khó khăn này, còn chúng ta chỉ là người tiêu dùng thì nên chuyển cái khó này cho nhà chuyên môn, chỉ mất thêm ít tiền nhưng yên tâm.

Vài ý kiến riêng trả lời câu hỏi trên ACE nào biết gì cứ đưa ra cho phong thủy Mixi tham khảo học hỏi.

Tin liên quan

🇻🇳 THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/09 🇻🇳

🇻🇳 THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/09 🇻🇳

🎁 THÁNG BÌNH AN - KÍCH TÀI VẬN 💝

🎁 THÁNG BÌNH AN - KÍCH TÀI VẬN 💝

ƯU ĐÃI DUY NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY 8/3

ƯU ĐÃI DUY NHẤT CHÀO MỪNG NGÀY 8/3

RINH TÀI LỘC - TRAO BÌNH AN, NHẬN NGAY LỘC VÀNG

RINH TÀI LỘC - TRAO BÌNH AN, NHẬN NGAY LỘC VÀNG

KHAI XUÂN NHƯ Ý - TẶNG SÁCH TRÂN QUÝ

KHAI XUÂN NHƯ Ý - TẶNG SÁCH TRÂN QUÝ

[🎂] SINH NHẬT RỘN RÀNG - NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG [🎂]

[🎂] SINH NHẬT RỘN RÀNG - NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG [🎂]

CHÀO ĐÓN GIÁNG SINH - LINH ĐÌNH QUÀ TẶNG

CHÀO ĐÓN GIÁNG SINH - LINH ĐÌNH QUÀ TẶNG

BLACK FRIDAY BÙNG NỔ - SIÊU SỐC 35%

BLACK FRIDAY BÙNG NỔ - SIÊU SỐC 35%

Đóng